Giải pháp nào cho nguyên liệu giấy Việt Nam
Nguồn cầu giấy các loại không ngừng tăng
Nhu cầu tiêu thụ giấy cả nước năm 2012 khoảng 2,9 triệu tấn giấy các loại. Trong đó, giấy in, giấy viết khoảng 585 ngàn tấn, giấy in báo là 70 ngàn tấn, giấy bao bì công nghiệp gần 2 triệu tấn, giấy tissue 83 ngàn tấn… dự kiến sẽ phải nhập khẩu trên 1 triệu tấn giấy các loại mới đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Dân châu Á có mức tiêu thụ giấy chưa nhiều, bình quân đạt 40 kg/người/năm, các nước phát triển tiêu thụ giấy trên 130 kg/người/năm, còn Việt Nam chỉ ở mức khoảng 30 kg/người/năm. Với 88 triệu dân và mức sống ngày càng được nâng cao đã mở ra thị trường rộng lớn cho ngành giấy Việt Nam (Bảng 1 và 2).
Nhu cầu tiêu thụ giấy cả nước năm 2012 khoảng 2,9 triệu tấn giấy các loại. Trong đó, giấy in, giấy viết khoảng 585 ngàn tấn, giấy in báo là 70 ngàn tấn, giấy bao bì công nghiệp gần 2 triệu tấn, giấy tissue 83 ngàn tấn… dự kiến sẽ phải nhập khẩu trên 1 triệu tấn giấy các loại mới đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Dân châu Á có mức tiêu thụ giấy chưa nhiều, bình quân đạt 40 kg/người/năm, các nước phát triển tiêu thụ giấy trên 130 kg/người/năm, còn Việt Nam chỉ ở mức khoảng 30 kg/người/năm. Với 88 triệu dân và mức sống ngày càng được nâng cao đã mở ra thị trường rộng lớn cho ngành giấy Việt Nam (Bảng 1 và 2).
Diện mạo công nghiệp giấy Việt Nam
Từ rất sớm, khoảng năm 284, ngành giấy đã hình thành ở Việt Nam, nhưng đến đầu thế kỷ 20, giấy vẫn còn được làm bằng thủ công để phục vụ cho việc ghi chép, làm tranh dân gian, vàng mã.
Năm 1912, nhà máy sản xuất bột giấy đầu tiên bằng phương pháp công nghiệp đi vào hoạt động với công suất 4.000 tấn/năm tại Việt Trì. Trong thập niên 1960, nhiều nhà máy giấy được xây dựng nhưng đều có công suất dưới 20.000 tấn/năm như Nhà máy Giấy Việt Trì, Nhà máy Bột giấy Văn Điển, Nhà máy Giấy Đồng Nai, Nhà máy giấy Tân Mai, vv…Đến năm 1975, tổng công suất thiết kế của ngành giấy Việt Nam đạt được 72 ngàn tấn/năm nhưng sản lượng thực tế có 28 ngàn tấn/năm. Năm 2008, ngành giấy đáp ứng được gần 64% nhu cầu tiêu dùng, phần còn lại vẫn phải nhập khẩu. Hiện nay với năng lực sản xuất trên 2 triệu tấn/năm, sản lượng khoảng 1,5 triệu/tấn/năm, nhưng vẫn phải nhập bột giấy và các sản phẩm giấy với lượng gần tương đương sản lượng trong nước (Bảng 3).
Từ rất sớm, khoảng năm 284, ngành giấy đã hình thành ở Việt Nam, nhưng đến đầu thế kỷ 20, giấy vẫn còn được làm bằng thủ công để phục vụ cho việc ghi chép, làm tranh dân gian, vàng mã.
Năm 1912, nhà máy sản xuất bột giấy đầu tiên bằng phương pháp công nghiệp đi vào hoạt động với công suất 4.000 tấn/năm tại Việt Trì. Trong thập niên 1960, nhiều nhà máy giấy được xây dựng nhưng đều có công suất dưới 20.000 tấn/năm như Nhà máy Giấy Việt Trì, Nhà máy Bột giấy Văn Điển, Nhà máy Giấy Đồng Nai, Nhà máy giấy Tân Mai, vv…Đến năm 1975, tổng công suất thiết kế của ngành giấy Việt Nam đạt được 72 ngàn tấn/năm nhưng sản lượng thực tế có 28 ngàn tấn/năm. Năm 2008, ngành giấy đáp ứng được gần 64% nhu cầu tiêu dùng, phần còn lại vẫn phải nhập khẩu. Hiện nay với năng lực sản xuất trên 2 triệu tấn/năm, sản lượng khoảng 1,5 triệu/tấn/năm, nhưng vẫn phải nhập bột giấy và các sản phẩm giấy với lượng gần tương đương sản lượng trong nước (Bảng 3).
Với tài nguyên rừng trù phú có thể phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp giấy, nhưng lợi thế này đến nay vẫn chưa được phát triển hiệu quả. Dăm gỗ bạch đàn và gỗ keo lai, một dạng nguyên liệu thô trong ngành giấy được Việt Nam xuất khẩu tăng gần 10 lần trong 10 năm qua. Năm 2001, cả nước chỉ xuất khẩu 400 ngàn tấn dăm gỗ, và nay, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu trên dưới 3 triệu tấn dăm khô, mặc cho hiện tượng sụt giảm nguyên liệu giấy do phá rừng, thiên tai... xảy ra hàng năm. Các nước mua nguyên liệu thô của Việt Nam sản xuất ra giấy thành phẩm hoặc bột giấy, sau đó bán trở lại Việt Nam với giá cao. Giá xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam sang Trung Quốc và Nhật Bản chỉ khoảng 110 đến 120 USD/tấn trong khi giá nhập khẩu bột giấy ở mức trung bình 900 đến 1.000 USD/tấn!
Xuất khẩu giấy và các sản phẩm từ giấy của Việt Nam đã có mặt trên 18 nước trên thế giới. Sáu tháng đầu năm 2012, trị giá xuất khẩu mặt hàng này chỉ bằng khoảng 1/3 trị giá phải nhập khẩu. Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan là thị trường xuất khẩu giấy chủ yếu của Việt Nam và nước ta nhập về nhiều từ Trung Hoa và Indonesia (Bảng 5).
Xuất khẩu giấy và các sản phẩm từ giấy của Việt Nam đã có mặt trên 18 nước trên thế giới. Sáu tháng đầu năm 2012, trị giá xuất khẩu mặt hàng này chỉ bằng khoảng 1/3 trị giá phải nhập khẩu. Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan là thị trường xuất khẩu giấy chủ yếu của Việt Nam và nước ta nhập về nhiều từ Trung Hoa và Indonesia (Bảng 5).
Thu hồi giấy vụn không là việc của riêng hàng ve chai
Nguồn nguyên liệu sản xuất giấy ở Việt Nam phần lớn là giấy thu hồi. Tỉ lệ giấy đã qua sử dụng dùng làm nguyên liệu trong tổng nguyên liệu sản xuất giấy ở Việt Nam là 70%, ở các nước khác như Malaixia là 87%, Philippines 79%, Thái Lan 72%, Đài Loan 70%, Trung Quốc 65%, Nhật Bản 65%. Các loại giấy thu hồi là giấy carton (OCC), giấy báo (NP) tạp chí (OMG), giấy lề (phế thải trong gia công)… được nhập vào Việt Nam từ nhiều nước, chủ yếu từ Mỹ, Nhật, New Zealand. Giấy thu hồi dùng để sản xuất giấy in/viết chất lượng trung bình. Gần 100% giấy bao bì, 90% giấy tissue và 60% giấy in báo đều làm từ giấy thu hồi.
Từ bột giấy nguyên thủy, giấy có thể tái chế 6 lần. Tái sử dụng giấy tối đa là mục tiêu nhiều nước đang nhắm đến để tận dụng nguồn nguyên liệu, giảm giá thành, giảm phá rừng và bảo vệ môi trường. Nhưng các nước nghèo lại có tỉ lệ thu hồi giấy rất thấp, Việt Nam, chỉ khoảng 25%, trong khi các nước phát triển tỉ lệ thu hồi trên 70%. Ở nhiều nước, vấn đề khuyến khích thu gom và tái chế giấy đã qua sử dụng được xác định ở mức quốc gia, được cụ thể hóa thành luật hoặc các quy định. Còn Việt Nam, cho đến nay chưa có bất kỳ quy định nào về thu gom và tái chế các vật liệu có thể tái chế được ở cấp độ Chính phủ, tỉnh hay thành phố… trừ phong trào “Kế hoạch nhỏ”.
Nguồn nguyên liệu sản xuất giấy ở Việt Nam phần lớn là giấy thu hồi. Tỉ lệ giấy đã qua sử dụng dùng làm nguyên liệu trong tổng nguyên liệu sản xuất giấy ở Việt Nam là 70%, ở các nước khác như Malaixia là 87%, Philippines 79%, Thái Lan 72%, Đài Loan 70%, Trung Quốc 65%, Nhật Bản 65%. Các loại giấy thu hồi là giấy carton (OCC), giấy báo (NP) tạp chí (OMG), giấy lề (phế thải trong gia công)… được nhập vào Việt Nam từ nhiều nước, chủ yếu từ Mỹ, Nhật, New Zealand. Giấy thu hồi dùng để sản xuất giấy in/viết chất lượng trung bình. Gần 100% giấy bao bì, 90% giấy tissue và 60% giấy in báo đều làm từ giấy thu hồi.
Từ bột giấy nguyên thủy, giấy có thể tái chế 6 lần. Tái sử dụng giấy tối đa là mục tiêu nhiều nước đang nhắm đến để tận dụng nguồn nguyên liệu, giảm giá thành, giảm phá rừng và bảo vệ môi trường. Nhưng các nước nghèo lại có tỉ lệ thu hồi giấy rất thấp, Việt Nam, chỉ khoảng 25%, trong khi các nước phát triển tỉ lệ thu hồi trên 70%. Ở nhiều nước, vấn đề khuyến khích thu gom và tái chế giấy đã qua sử dụng được xác định ở mức quốc gia, được cụ thể hóa thành luật hoặc các quy định. Còn Việt Nam, cho đến nay chưa có bất kỳ quy định nào về thu gom và tái chế các vật liệu có thể tái chế được ở cấp độ Chính phủ, tỉnh hay thành phố… trừ phong trào “Kế hoạch nhỏ”.
Theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BCN ngày 30-1-2007 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương), quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020 là xây dựng vùng nguyên liệu giấy đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu cung cấp cho sản xuất. Cụ thể, mục tiêu đến năm 2010, nguyên liệu giấy đáp ứng đủ cho sản xuất 600 ngàn tấn bột giấy và 1,38 triệu tấn giấy. Năm 2020, nguyên liệu giấy đáp ứng đủ cho sản xuất 1,8 triệu tấn bột giấy và 3,6 triệu tấn giấy.
Để đạt mục tiêu trên, việc thu gom và tái chế giấy cần được xem là vấn đề quan trọng và xây dựng chương trình thu gom và tái chế giấy đã qua sử dụng với các mục tiêu cụ thể. Xác định cụ thể một số mặt hàng giấy phải có một lượng bột tái chế trong sản phẩm, hạn chế tối đa các sản phẩm giấy sản xuất từ 100% bột nguyên thủy. Quy định độ trắng, định lượng giấy dùng trong các sản phẩm, ấn phẩm thông thường và các văn bản hành chính. Đồng thời công bố nhãn giấy thân thiện môi trường đối với giấy có lượng xơ sợi tái chế cao để người tiêu dùng dễ phân biệt và ủng hộ.
Để đạt mục tiêu trên, việc thu gom và tái chế giấy cần được xem là vấn đề quan trọng và xây dựng chương trình thu gom và tái chế giấy đã qua sử dụng với các mục tiêu cụ thể. Xác định cụ thể một số mặt hàng giấy phải có một lượng bột tái chế trong sản phẩm, hạn chế tối đa các sản phẩm giấy sản xuất từ 100% bột nguyên thủy. Quy định độ trắng, định lượng giấy dùng trong các sản phẩm, ấn phẩm thông thường và các văn bản hành chính. Đồng thời công bố nhãn giấy thân thiện môi trường đối với giấy có lượng xơ sợi tái chế cao để người tiêu dùng dễ phân biệt và ủng hộ.
Anh Tùng, STINFO Số 9/2012