Thực trạng ngành công nghệ giấy VIệt Nam
Tổng sản phẩm bình quân đầu người (per capita gross domestic product : PC-GDP) của Việt Nam tăng trung bình chừng 6% hằng năm trong hai thập niên 1990 và 20001. Sự phát triển một nền kinh tế không những được biểu dẫn qua sự tăng trưởng GDP mà còn qua sự gia tăng tiêu thụ giấy và bìa cứng bình quân đầu người (per capita paper and board consumption: PC-P&BC). Mục đích của bài nghiên cứu này là khảo sát từ quan điểm kỹ thuật và kinh tế sự phát triển của ngành công nghệ giấy Việt Nam trong thập niên 1999-2009 và dự đoán thành quả của sự phát triển này trong mười năm tới. Bài viết này sẽ không đề cập đến vấn đề cung cấp nguyên liệu gỗ từ rừng trồng cho ngành giấy, một vấn đề tế nhị của Việt Nam2. Ngoại trừ những trường hợp chẳng đặng đừng, bài viết này sẽ né tránh dùng ngôn ngữ chuyên môn trong ngành.
Dân số, GDP bình quân đầu người (PC-GDP),
và tiêu thụ giấy và bìa cứng bình quân đầu người (PC-P&BC)
và tiêu thụ giấy và bìa cứng bình quân đầu người (PC-P&BC)
Hình 1 biểu thị sự liên hệ giữa PC-P&BC với PC-GDP trong năm 2009 của các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of South-East Asian Nations : ASEAN). Nhật, Trung Quốc và Nam Hàn là dữ liệu để so sánh. Nhìn tổng quát, có một sự liên hệ chặt chẽ giữa PC-GDP và PC-P&BC (y = 1.063 x2 – 48.65 x + 1823; R2 = 0.918). Quốc gia với PC-GDP càng cao thì PC-P&BC càng nhiều. Nhưng sự gia tăng của mức PC-P&BC bị chậm lại khi PC-GDP vượt quá 30.000 USD. Việt Nam, Nam Dương, Phi Luật Tân, Căm Bốt và Lào là những nước với PC-GDP dưới 2.500 USD và với mức PC-P&BC thấp hơn 30 kg/năm. So với Nam Dương và Phi Luật Tân, PC-P&BC của Việt Nam tương đối cao hơn mặc dù PC-GDP thấp hơn. Một lý do có thể rằng Nam Dương và Phi Luật Tân là những nước đã mắc trầm trọng vào cái bẫy của những nước có thâu nhập trung bình (middle-income trap: PC-GDP dưới 10.000 USD) trong khi Việt Nam còn đang trên đà phát triển mạnh.
Hình 1. Liên hệ giữa tiêu thụ giấy và bìa cứng bình quân đầu người
(PC-P&BC) và tổng sản phẩm bình quân đầu người trong năm
2009 của các nước trong khối ASEAN
Bị chú : 1) Dữ liệu PC-P&BC từ Japan Paper Exporters/Importers Association3
2) Dữ liệu tổng sản phẩm bình quân đầu người từ World Development Indicators
(PC-P&BC) và tổng sản phẩm bình quân đầu người trong năm
2009 của các nước trong khối ASEAN
Bị chú : 1) Dữ liệu PC-P&BC từ Japan Paper Exporters/Importers Association3
2) Dữ liệu tổng sản phẩm bình quân đầu người từ World Development Indicators
Từ năm 1999 đến năm 2009, dân số Việt Nam đã tăng từ 77.1 triệu lên đến 88.5 triệu (Hình 2), một sự tăng gia gần 15% (y = 1.085 x – 2093; R2 = 0.989). Cũng trong thập niên này, PC-P&BC tăng 370%, từ 6.4 lên 23.9 kg/năm (Hình 3)(y = 1.772 x – 131.6; R2 = 0.965). Sự kiện này chứng tỏ rõ ràng sự phát triển nền kinh tế Việt Nam trong thập niên 1999-2009.
Hình 2. Dân số Việt Nam tăng từ 77.1 triệu
trong năm 1999 đến 88.5 triệu trong năm 20094
trong năm 1999 đến 88.5 triệu trong năm 20094
Hình 3. Dân số Việt Nam càng tăng thì tiêu thụ
bình quân đầu người giấy và bìa cứng càng lớn
Bị chú : Dữ liệu PC-P&BC và dân số từ tài liệu tham khảo 2 và 4.
bình quân đầu người giấy và bìa cứng càng lớn
Bị chú : Dữ liệu PC-P&BC và dân số từ tài liệu tham khảo 2 và 4.
Hình 4 cho thấy rằng mặc dầu số lượng giấy và bìa cứng sản xuất nội địa tăng trưởng với sự tăng gia số lượng giấy và bìa cứng tiêu thụ hằng năm, số lượng giấy và bìa cứng sản xuất nội địa không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ bởi vì số lượng giấy và bìa cứng nhập khẩu cũng phải tăng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ giấy và bìa cứng. Nhu cầu tiêu thụ giấy và bìa cứng càng lớn số lượng giấy và bìa cứng nhập khẩu càng cao và viễn ảnh này thật không tốt đẹp cho tương lai ngành giấy Việt Nam.
Hình 4. Liên hệ giữa sản xuất và nhập khẩu với tiêu thụ
giấy và bìa cứng của Việt Nam trong thập niên 1999-2009
Bị chú : O Sản xuất giấy và bìa nội địa hằng năm
△ Nhập khẩu giấy và bìa hằng năm
P&B : giấy và bìa cứng
giấy và bìa cứng của Việt Nam trong thập niên 1999-2009
Bị chú : O Sản xuất giấy và bìa nội địa hằng năm
△ Nhập khẩu giấy và bìa hằng năm
P&B : giấy và bìa cứng
Dự kiến cho tương lai
Bảng 1 chỉ rõ rằng những dự kiến số lượng sản xuất giấy và bìa cứng cho đến năm 2009 của văn phòng thủ tướng, Hiệp hội giấy Việt Nam/Công ty giấy Việt Nam (Vinapaco) đều thấp hơn số lượng sản xuất trong thực tế. Ngược lại những nguồn cung cấp dự liệu này lại tưởng tượng một số lượng sản xuất giấy và bìa cứng cho những năm 2015 và 2020 quá cao hơn số lượng dự liệu của nghiên cứu này.
Bảng 1. Số lượng giấy và bìa sản xuất hàng năm dự kiến bởi nhiều nguồn (đơn vị:1.000 tấn)
Năm
|
Số lượng sản xuất thực sự
|
Hiệp hội giấy Việt Nam6
|
Tổng công ty giấy Việt Nam7
|
Quyết định thủ tướng năm 19988
|
1999 | 3525 | 180 | ||
2000 | 3825 | 326 | 300 | |
2002 | 3825 | 375 | ||
2007 | 1.1306 | |||
2008 | 1.1113 | |||
2009 | 1.2813 | 960 | ||
2010 | 1.270a | 800 | 1.050 | |
2015 | 1.855a | 5.186 | ||
2020 | 2.496a | 3.600 | ||
Bị chú : 1) số in nghiêng là số dự kiến ; 2) a : suy tính dựa trên hình 2-4 |
Dự kiến số lượng giấy và bìa cứng tiêu thụ cho những năm 2003, 2010, 2015 và 2020 được ghi trong Bảng 2. Dự kiến của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (Ministry of Agriculture and Rural Development : MARD) tương đối thấp hơn dự kiến của nghiên cứu này. Bảng 3 ghi dự kiến của nghiên cứu này về dân số, PC-P&BC, sản xuất giấy và bìa cứng nội địa và số lượng giấy và bìa nhập cảng vào những năm 2010, 2015 và 2020.
Căn cứ vào Bảng 3, dự kiến của nghiên cứu này cho thấy rằng Việt Nam sẽ phải nhập chừng 950 ngàn tấn giấy và bìa cứng cho năm 2010, 1.35 triệu cho năm 2015 và 1.8 triệu cho năm 2020. Với một nền ngoại thương thâm thủng như hiện tại, từ năm 2010 đến năm 2020, Việt Nam phải tốn thêm từ 800 triệu đến 1.4 tỷ USD mỗi năm để nhập khẩu giấy và bìa cứng (lấy giá trung bình của giấy và bìa cứng là 800 USD/tấn). Đây không phải là một số tiền nhỏ đối với kinh tế Việt Nam.
Sự khác biệt giữa những dự kiến của nghiên cứu này và các nguồn khác từ trong Việt Nam có lẽ do sự khác biệt của những giả định của những dự kiến đó. Cần phải nói thêm rằng dự kiến từ nghiên cứu này được đặt trên giả định là nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng trung bình 6% hằng năm, số lượng giấy và bìa cứng sản xuất tăng 10-15% mỗi năm, và dân số Việt Nam vẫn gia tăng trung bình 15% mỗi năm cho thập niên tới (Bảng 1-3). Với giả định này dân số Việt Nam trong năm 2020 sẽ xấp xỉ 100 triệu. Vấn đề giải quyết sinh sống cho 100 triệu người này sẽ là một gánh nặng lớn cho chính quyền tương lai.
Bảng 2. So sánh dự kiến tiêu thụ giấy và bìa từ nhiều nguồn (đơn vị : 1.000 tấn)
Năm
|
Dự kiến từ nghiên cứu này
|
Dự kiến của bộ MARD9
|
2003 | 916 | 971 |
2010 | 2.214 | 1.767 |
2015 | 3.207 | 2.675 |
2020 | 4.295 | 4.057 |
Bảng 3. Dự kiến dân số, tiêu thụ giấy và bìa cứng bình quân đầu người (PCP&BC),
số lượng sản xuất, và số lượng nhập khẩu của nghiên cứu này
số lượng sản xuất, và số lượng nhập khẩu của nghiên cứu này
Năm
|
Dân số (triệu)
|
PCP&BC (kg/năm)
|
Số lượng sản xuất
(1.000 tấn/năm) |
Số lượng nhập khẩu
(1.000 tấn/năm) |
2010 | 88.4 | 25.0 | 1.270 | 944 |
2015 | 93.6 | 34.3 | 1.855 | 1.352 |
2020 | 98.8 | 43.5 | 2.496 | 1.799 |
Tình trạng sản xuất giấy và bìa cứng ở Việt Nam
Chín cơ sở tư nhân đã đi vào hoạt động sản xuất giấy từ năm 2009 và được tóm tắt trong Bảng 4. Ngoại trừ công ty VinaKraft vừa được đưa vào sản xuất đầu năm 2010 với năng suất 220.000 tấn/năm hay 660 tấn/ngày, tám công ty khác chỉ có năng suất tối đa 50.000 tấn/năm hay 150 tấn/ngày. Bởi vì nhà máy VinaKraft không thể đạt được năng suất thiết kế nội trong năm đầu (2010) nên tổng năng suất của 9 cơ sở sản xuất này không thay đổi bao nhiêu dự kiến số luợng sản xuất trong năm 2010 của nghiên cứu này ghi trong Bảng 1, 2.
Bảng 4. Cơ sở sản xuất tư nhân mới đã đi vào hoạt động6
Số
|
Tên công ty
|
Vị trí
|
Sản phẩm
|
Năng lực sản
xuất (tấn/năm) |
Thời gian bắt đầu hoạt động
|
1 | Diana | Bắc Ninh | Giấy lụa (tissue) | 20.000 | Tháng 9, 2009 |
2 | Hòa Bình | Hòa Bình | Giấy in báo, giấy tráng láng |
50.000 | Tháng 9, 2009 |
3 | Pulppy Corelex | Hưng Yên | Giấy lụa | 28.000 | Tháng 6, 2009 |
4 | Phương Đông | Bắc Ninh | Giấy bao gói | 420.000 | Tháng 7, 2009 |
7 | Sông Đuống | Hà nội | Giấy lụa | 20.000 | Tháng 7, 2009 |
8 | VinaKraft | Bình Dương | Giấy bìa lượn sóng | 220.000 | Tháng 1, 2010 |
9 | New Asia Industry | Hồ Chí Minh | Giấy bìa lượn sóng | 50.000 | Tháng 1, 2010 |
Tổng cộng
|
488.000
|
||||
Bị chú : 1) Công ty Pulppy Corelex (Vietnam) là công ty Nhật đặt trụ sở ở Hồng Kông.
2) Công ty VinaKraft là công ty hỗn hợp của Thái (70%) và Nhật (30%) dùng giấy bìa lượn sóng thùng giấy cũ (old corrugated containers : OCC). Công ty này mua công ty New Asia Industry hồi cuối năm 2009. |
Bảng 5 là danh sách hai mươi hai (22) dự án mới hoặc mở rộng của Công ty giấy Việt Nam (Vinapaco )5. Nhưng sau khi xem xét lại, Vinapaco hủy bỏ mười (10) dự án, hoãn lại ba (3) dự án và chỉ thực hiện chín (9) dự án. Trong chín dự án này gồm cả dự án Kongtum và Lâm Đồng mà Vinapaco dự định hủy bỏ nhưng công ty Tân Mai xin nhận hai dự án này. Đặt giả thuyết rằng cho đến năm 2020 tất cả 9 dự án đều đi vào sản xuất thì số lượng giấy sản xuất từ những doanh nghiệp nhà nước Việt Nam (state-owned enterprises : SOEs) này chỉ được 870.000 tấn/năm. Cộng thêm với dự kiến sản xuất 2.5 triệu tấn năm 2020 của nghiên cứu này (Bảng 3), số lượng giấy sản xuất sẽ là 3.4 triệu tấn/năm. Số lượng giấy sản xuất này vẫn không đủ để đáp ứng dự kiến tiêu thụ 4.3 triệu tấn/năm (Bảng 2). Như vậy Việt Nam vẫn phải nhập 900 ngàn tấn giấy và bìa cứng năm 2020, khoảng 50% số lượng dự đoán của nghiên cứu này (Bảng 3).
Bảng 5. Doanh nghiệp giấy nhà nước Việt Nam (SOEs) : dự án mới hay mở rộng5
Số
|
Tên nhà máy
|
Năng lực giấy sản
xuất (tấn/năm) |
Dự án
|
Quyết định
tối hậu |
Bị chú
|
1 | Bãi Bằng | 100.000 | Mở rộng | Thực hiện | |
2 | Việt Trì | 30.000 | Mở rộng | Thực hiện | |
3 | Tân Mai | 120.000 | Mở rộng | Thực hiện | |
4 | Đồng Nai | 100.000 | Mở rộng | Thực hiện | vào Tân Mai |
5 | Kongtum | 260.000 | Mới | Hủy bỏ | vào Tân Mai |
6 | Lâm Đồng | 300.000 | Mới | Hủy bỏ | vào Tân Mai |
7 | Bắc Cạn | 100.000 | Mới | Thực hiện | |
8 | Thanh Hóa | 200.000 | Mới | Thực hiện | |
9 | Quảng Trị | 100.000 | Mới | Thực hiện | |
10 | Lai Châu | 150.000 | Mới | Hoãn lại | |
11 | Tây Quảng Nam | 100.000 | Mới | Hoãn lại | |
12 | Cần Thơ | 150.000 | Mới | Hoãn lại | |
13 | Sơn La | 150.000 | Mới | Hủy bỏ | |
14 | Yên Bái-Lào Cai | 200.000 | Mới | Hủy bỏ | |
15 | Lạng Sơn | 150.000 | Mới | Hủy bỏ | |
16 | Nam Nghệ An | 150.000 | Mới | Hủy bỏ | |
17 | Hòa Bình | 300.000 | Mới | Hủy bỏ | |
18 | Bắc Giang | 200.000 | Mới | Hủy bỏ | |
19 | Bắc Nghệ An | 200.000 | Mới | Hủy bỏ | |
20 | Bình Định | 150.000 | Mới | Hủy bỏ | |
21 | Tây Nguyên Đắc Lắc | 200.000 | Mới | Hủy bỏ | |
22 | Bình Thuận | 150.000 | Mới | Hủy bỏ | |
Tổng cộng
|
3.560.000
|
||||
Số lượng giấy sẽ sản xuất
|
870.000
|
||||
Số lượng giấy hủy bỏ/hoãn lại
|
2.250.000
|
||||
Bị chú : 1) nhà máy giấy Kongtum dự định sản xuất 200.000 tấn giấy tráng láng/năm;
2) nhà máy Lâm Đồng dự định sản xuất 200.000 tấn bột/năm; 3) nhà máy Đồng Nai chỉ có năng xuất 20.000 tấn giấy/năm. |
Bên cạnh dự án mới hay mở rộng của Vinapaco, còn có những dự án tư nhân hay bán cổ phần doanh nghiệp nhà nước như nhà máy giấy Bãi Bằng, Tân Mai, Việt Trì, Đồng Nai v.v.. Bảng 6 tóm tắt những dự án này. Hầu hết những dự án này chỉ có trên giấy tờ. Ví dụ dự án sản xuất bột giấy từ giấy vụn thâu hồi của công ty Sài gòn ở Quảng Ngãi hay dự án công ty Việt Nam ở Phú Thọ, dự án công ty Việt Thắng ở Hải Dương đều có dự định bắt đầu sản xuất trong năm 2010 nhưng mãi cho đến cuối năm 2010 vẫn chưa có động tĩnh nào. Hoặc là công ty Tân Mai với một kế hoạch đầy tham vọng để biến một cơ sở sản xuất nhỏ ở Biên Hòa, 120.000 tấn/năm, thành một trung xí nghiệp với một tổng công suất 750.000 tấn/năm với những nhà máy mới ở Quảng Ngãi, Kongtum, Bà Rịa. Tuy nhiên ông chủ Tân Mai, Trần Đức Thịnh, đã rao tiếng đem bán công ty Tân Mai hồi đầu mùa thu 2010 bởi vì thiếu vốn. Như vậy dự án Tân Mai đã chết khi còn trong trứng và 630.000 tấn/năm giấy mà Tân Mai dự kiến sản xuất sẽ phải khấu trừ từ những dự liệu cho tương lai.
Bảng 6. Dự án sản xuất mới hay khuếch trương năng lực của tư nhân và nhà nước6
Số
|
Tên công ty
|
Vị trí
|
Sản phẩm
|
Năng lực sản
xuất (tấn/năm) |
Thời gian hoạt
động dự kiến |
1 | An Hòa | Tuyên Quang | Giấy tráng láng Bột giấy tẩy trắng |
130.000 130.000 |
2012 2012 |
2 | Côn Cương | Nghệ An | Bột giấy tẩy trắng | 50.000 | 2010 |
3 | Julius Glatz Vietnam |
Hồ Chí Minh | Giấy thuốc lá | 12.000 | ? |
4 | Kyuryu | Bình Dương | Giấy bìa lượn sóng | 400.000 | ? |
5 | Lý Văn | Hậu Giang | Bột giấy tẩy trắng | 150.000 | 2011 |
6 | Phương Nam | Long An | Bột giấy tẩy trắng | 100.000 | 2012 |
7 | Sai gon | Quảng Nam | Bột giấy tẩy trắng | 115.000 | ? |
Giấy lụa (tissue) | 35.000 | 2011 | |||
Giấy bìa đóng thùng | 140.000 | 2011 | |||
Giấy cạt tông | 52.500 | 2011 | |||
Bột từ giấy vụn | 800 tấn/ngày | 2010 | |||
8 | Tân Mai | Lâm Đồng | BCTMP, GP | 200.000 | 2012 |
Quảng Ngãi | Giấy tráng láng | 200.000 | 2011 | ||
CTMP | 130.000 | 2011 | |||
Kongtum | BCTMP | 130.000 | 2011 | ||
Giấy tráng láng | 200.000 | 2012 | |||
Bà Rịa | Giấy in báo | 150.000 | 2011 | ||
9 | Tân Hòa | Tân Hòa | Bột giấy | 50.000 | Kế hoạch |
Giấy bao gói | 60.000 | Kế hoạch | |||
10 | Việt Nam | Phú Thọ | Bột giấy tẩy trắng | 250.000 | 2010 |
11 | Việt Thắng | Hải Dương | Giấy tráng láng | 50.000 | 2010 |
12 | Vinapaco (Bãi Bằng) |
Phú Thọ | Bột giấy tẩy trắng | 180.000- 250.000 |
2011 |
13 | Vinapaco (Thắng Hoà) |
Thắng Hòa | BCTMP, DIP | 100.000 | 2012 |
Giấy in, giấy viết | 100.000 | 2012 | |||
14 | Bãi Bằng | Hòa Bình | Giấy in, giấy viết | 50.000 | 2010 |
Tổng cộng
|
1.967.500
|
||||
Bị chú : 1) BCTMP : bleached chemi-thermomechanical pulp = bột nhiệt cơ hóa tẩy trắng
2) DIP : de-inked pulp = bột giấy vụn tẩy mực 3) GP : groundwood = bột mài |
Những doanh nghiệp giấy chủ lực của nhà nước Việt Nam
Nhà máy giấy Bãi Bằng, Tân Mai, Việt Trì, Đồng Nai là bốn doanh nghiệp cổ phần giấy chủ lực của nhà nước Việt Nam. Việt Trì là một nhà máy giấy xây dựng nhờ viện trợ Trung quốc và đi vào sản xuất năm 1961. Sau 1975 nhà máy tê liệt vì bị đánh bom liên tục trong thời chiến tranh Việt Nam. Lý do là vì nhà máy có một cơ sở phát điện. Năm 2001 nhà máy Việt Trì được tái trang lại với một máy sản xuất giấy bìa cứng với năng suất thiết kế 25.000 tấn/năm nhờ vào vốn vay mượn từ những ngân hàng Nam Hàn. Bởi vì năng sức sản xuất của Việt Trì quá thấp, 30.000 tấn/năm và bởi vì nhà máy Đồng Nai đã bị nhập vào Tân Mai nên chỉ có Bãi Bằng và Tân Mai sẽ được bàn luận ở đây.
1. Nhà máy giấy Bãi Bằng
Lịch sử thành lập của Bãi Bằng được diễn tả trong “The pulp invasion : the international pulp and paper industry in the Mekong region”10 (Xâm lược bột giấy : Công nghiệp giấy và bột giấy quốc tế ở đồng bằng sông Cửu Long). Đây là kết quả viện trợ kinh tế của Thụy Điển cho Việt Nam. Giao kèo viện trợ ký năm 1974 nhưng nhà máy mãi đến cuối năm 1982 mới được hoàn thành. Nhà máy được trang bị hai (2) máy giấy với tổng công suất thiết kế 55.000 tấn giấy/năm và ba (3) nồi nấu bột giấy hóa học dùng xút với tổng công suất thiết kế 48.000 tấn bột/năm. Trong những năm đầu thập niên 1990 chỉ có một máy giấy hoạt động bởi vì Bãi Bằng không có ngoại tệ để mua phụ tùng cho máy giấy số 2. Bảng 7 cho thấy rằng số lượng giấy sản xuất năm 1990 của Bãi Bằng là 30.200 tấn, hay 55% của tổng công suất thiết kế.
Với quyết định số 160/1998/QĐ-TTg ký ngày 4 tháng 9 năm 1998, nhà máy Bãi Bằng được chính thức năng cấp sản xuất bột lên 200.000 tấn/năm và sản xuất giấy lên 100.000 tấn/năm ở năm 2010. Năm 2001, Bãi Bằng sản xuất được 72.840 tấn giấy dựa vào bột nhập khẩu và số lượng bột sản xuất được gia tăng từ 48.000 tấn lên 61.000 tấn10. Năm 2010, Bãi Bằng đã hoàn thành công tác gia tăng sản xuất giấy thêm 50.000 tấn/năm năm 2010 với vốn đầu tư 15.8 triệu USD11. Từ đó ta có thể nói rằng Bãi Bằng chỉ cải thiện được hai máy giấy để gia tăng sản xuất giấy nhưng chưa đạt được mục đích gia tăng bột. Như vậy kế hoạch vạch định trong quyết định thủ tướng nói trên chỉ đạt được một nửa. Vấn đề là với sản xuất giấy 100.000 tấn/năm Bãi Bằng có thể giúp Việt Nam giải quyết được vấn nạn thiếu giấy trong nước hay không ?. Một vấn đề khác của Bãi Bằng là kế hoạch gia tăng sản xuất bột vẫn chưa được hoàn thành và như vậy Bãi Bằng vẫn còn phải lệ thuộc vào bột giấy nhập. Như thế giá thành giấy Bãi Bằng sẽ cao và không thể cạnh tranh với những giấy Trung Quốc, Nam Dương hay Thái lan. Số lượng sản xuất giấy và thông số kỹ thuật của Bãi Bằng được ghi trong Bảng 7 và 8.
Bảng 7. Sản xuất thực tế của hai nhà máy giấy chủ lực của nhà nước Việt Nam
Sản xuất thực tế (tấn/năm)
|
||
Năm
|
Bãi Bằng
|
Tân Mai
|
1959 | Xây dựng | |
1962 | Sản xuất | |
1975 | Xây dựng | |
1982 | Sản xuất | |
1983 | 10,000 | |
1984 | 18,000 | |
1985 | 22,700 | |
1986 | 30,500 | |
1987 | 28,110 | |
1988 | 23,700 | |
1989 | 26,200 | |
1990 | 30,200 | 11,000 |
1992 | 20,100 | |
1995 | 42,000 | |
1998 | 59,000 | |
2001 | 72,840 | |
2004 | 72,000 | |
2007 | 120,000 | |
2008 | 140,000 |
Bảng 8. Thông số kỹ thuật của máy giấy và bộ phận sản xuất bột giấy ở Bãi Bằng
1. Máy giấy
|
|
Số lượng máy giấy | 2 |
Chủng loại và nhãn hiệu | máy lưới đôi Dominion Papriformer đời 1978 |
Công suất thiết kế | 120 tấn/ngày/máy (55.000 tấn/năm) |
Định lượng giấy thiết kế | 40-150 g/m2 |
Vận tốc thiết kế | 800 m/phút |
Khổ lưới | 4.350 mm |
Khổ giấy | 3.800 mm |
Sản phẩm | giấy in, viết cao cấp, giấy lụa |
2. Bột giấy
|
|
Chủng loại | Bột giấy hóa học phương pháp soude |
Nguồn nguyên liệu | Gỗ bồ đề, bạch đàn, tre nứa |
Máy làm dăm mảnh | 2 máy |
Nồi nấu bột | 3 nồi, 140m3/nồi |
Hệ thống rửa bột | 4 giai đoạn |
Công suất máy sàn bột | 180 tấn/ngày |
Máy sàn bột ly tâm | 2 giai đoạn |
Công nghệ tẩy trắng | năm 1990 : 4 giai đoạn
(Chlore - xút - hypochlorite - hypochlorite)
năm 2010 : 4 giai đoạn đổi mới
(Rửa trắng bằng oxy - Chlore – xút – hypochlorite) |
Độ trắng | năm 1990 : 72-76% GE
năm 2010 : 84-92% ISO
|
2. Nhà máy giấy Tân Mai
Nhà máy giấy Tân Mai (địa danh) nguyên là Công Ty Kỹ Nghệ Giấy Việt Nam (Cogivina) do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (cũ) thành lập năm 1958 ở Biên Hòa. Nhà máy sản xuất giấy in báo dùng bột gỗ thông mài và giấy bìa cứng dùng bột hóa học nhập cảng hay mua từ công ty Đồng Nai gần đó. Bởi vì hai (2) máy giấy cũ (máy số 1 và số 2) của nhà máy có ghi tên công ty giấy Honshu của Nhật (đã sát nhập vào công ty giấy Oji từ lâu) nên ta có thể suy đoán rằng hai máy này ngay từ đầu là hai máy cũ. Công suất thiết kế của mỗi máy nhỏ, 30 tấn giấy/ngày (9.000 tấn/năm). Sau 1975, nhà máy đổi tên qua Tân Mai nhưng vẫn là công ty của nhà nước. Nhờ viện trợ kinh tế Thụy Điển, hai giàn máy nghiền bột nhiệt cơ (thermomechanical pulp refiners), một hệ thống làm dăm mảnh gỗ, và một máy giấy mới sản xuất giấy in báo (máy số 3) được kiến thiết năm 1985. Công suất thiết kế của máy số 3 là 40.000 tấn/năm. Mặc dầu thông ở Lâm Đồng được dành cho Cogivina từ xưa, Tân Mai không thể mua được gỗ thông này nên phải dùng gỗ cây bạch đàn, keo để làm bột. Kết quả là Tân Mai biến kỹ thuật bột nhiệt cơ thành bột hóa nhiệt cơ (chemi-thermomechanical pulp) năm 1995. Qua năm 1999, Tân Mai năng cấp công suất máy số 3 lên 45.000 tấn/năm. Để giải tỏa vấn đề nguyên liệu cho ba máy giấy, Tân Mai xây hệ thống sản xuất bột từ giấy vụn khử mực (de-inked pulp) năm 1999 (công suất thiết kế : 20.000 tấn/năm), và hệ thống sản xuất bột từ giấy thùng carton lượn sóng cũ (old corrugated container) (công suất thiết kế : 30.000 tấn/năm) năm 2003.
Năm 2008 nhà nước Việt Nam bán 60% cổ phần nhà máy Tân Mai, công ty giấy Đồng Nai, rừng thông ở Lâm Đồng, công ty giấy Bình An, và giấy phép cất nhà máy giấy tương lai Kongtum cho tư nhân Trần Đức Thịnh. Tổng sản xuất của ba nhà máy Tân Mai, Đồng Nai và Bình An là 140.000 tấn/năm. Như đã nói ở trên, tư nhân này không đủ vốn để kinh doanh các kế hoạch tương lai như nhà máy giấy Kongtum, Quảng Ngãi, Bà Rịa và nhà máy bột giấy ở Lâm Đồng nên đang rao bán tổng hợp hay bán lẻ những cơ sở sản xuất giấy, bột giấy và nguyên liệu này.
Số lượng sản xuất giấy và thông số kỹ thuật của Tân Mai được ghi trong Bảng 7 và 9.
Bảng 9. Thông số kỹ thuật của máy giấy và bộ phận sản xuất bột giấy ở Tân Mai
1. Máy giấy
|
||
Số lượng máy giấy | 3 | |
Máy #1 | máy lưới dài hiệu Black Clawson đời 1961 | |
Công suất thiết kế | 30 tấn/ngày (9.000 tấn/năm) | |
Định lượng giấy thiết kế | 40-60 g/m2 | |
Vận tốc máy thiết kế | 250 m/phút | |
Khổ giấy | 2.520 mm | |
Khổ lưới | 2.840 mm | |
Sản phẩm | giấy in báo | |
Máy #2 | máy lưới dài hiệu Black Clawson đời 1966 | |
Công suất thiết kế |
30 tấn/ngày/máy (9.000 tấn/năm) | |
Định lượng giấy thiết kế | 60-180 g/m2 | |
Vận tốc máy thiết kế | 250 m/phút | |
Khổ giấy | 2.520 mm | |
Khổ lưới | 2.840 mm | |
Sản phẩm | giấy bao bì | |
Máy #3 | máy lưới đôi Valmet Simformer-N đời 1986 | |
Công suất thiết kế | 135 tấn/ngày (40.000 tấn/năm) | |
Định lượng giấy thiết kế | 40-60 g/m2 | |
Vận tốc máy thiết kế | 650 m/phút | |
Khổ giấy | 4.200 mm | |
Khổ lưới | 4.600 mm | |
Sản phẩm | giấy in báo | |
2. Bột giấy
|
||
Chủng loại và nguyên liệu | bột mài (groundwood) cho máy #1 từ gỗ thông
bột hóa học cho máy #2 từ nhà máy Đồng Nai
hay bột nhập khẩu bột nghiền nhiệt cơ cho máy #3 từ gỗ thông hay bạch đàn |
|
Máy mài bột gỗ (grinding stones) | 2 máy mài bột, 3 túi, 655 kw (ngưng hoạt động) | |
Công suất máy mài bột nghiền | 5,000 tấn/năm | |
Máy nghiền bột hóa học | 7 máy nghiền hình nón hiệu Black Clawson | |
Bột TMP (nhiệt cơ) | 4 hệ thống đĩa nghiền đơn (SDR) của công ty Defibrator
2 hệ thống cấp 1 và 2 hệ thống cấp 2
Năng lực sản xuất thiết kế bột TMP 40.000 tấn/năm |
|
Giấy vụn khử mực (năm 1999) | năng lực thiết kế = 20.000 tấn/năm | |
Giấy carton cũ thâu hồi (năm 2003) | năng lực thiết kế = 30.000 tấn/năm |
Nhà máy giấy nhà nước Bãi Bằng và Tân Mai
nhìn từ phương diện kỹ thuật sản xuất giấy hiện đại
nhìn từ phương diện kỹ thuật sản xuất giấy hiện đại
1. Nhà máy giấy Bãi Bằng
Kế hoạch năng cấp sản xuất hai máy giấy ở Bãi Bằng đã đạt được mục tiêu 100.000 tấn/năm ở năm 2010. Thế nhưng công suất bột vẫn chưa đáp ứng được cho nhu cầu máy giấy mặc dầu đã được năng cấp lên 61.000 từ 48.000 tấn/năm. Thật ra chỉ cần thay đổi nhiệt độ và liều lượng hóa chất của nồi nấu bột Bãi Bằng đã có thể sản xuất 61.000 tấn bột/năm từ lâu, khỏi phải đợi những 19 năm (từ 1982 đến 2001) để đạt được số lượng bột này.
Thiết kế căn bản : (1.440 phút/ngày÷282 phút/chu kỳ nấu)×3 nồi× 9.5 tấn bột/nồi×
330 ngày sản xuất/năm = 48.000 tấn bột/năm
330 ngày sản xuất/năm = 48.000 tấn bột/năm
Thiết kế cải thiện : (1.440 phút/ngày÷222 phút/chu kỳ nấu)×3 nồi×9.5 tấn bột/nồi×
330 ngày sản xuất/năm = 60.944 tấn bột/năm
330 ngày sản xuất/năm = 60.944 tấn bột/năm
Nồi nấu bột ở Bãi Bằng là loại nồi nấu gián đoạn (batch digester). Những loại nồi này tiêu thụ nhiều năng lượng (điện), nước, chiếm nhiều đất, và năng suất lẫn cường độ (strength) bột thấp. Với kỹ thuật nấu bột hiện nay, một tháp nấu bột liên tục nhỏ (small continuous digester) với một công suất thiết kế 276 tấn bột/ngày [(276+10% tăng gia sản xuất)× 330 ngày sản xuất/năm = 100.188 tấn bột/năm] sẽ đáp ứng dễ dàng nhu cầu 100.000 tấn giấy/năm của Bãi Bằng. Đặc tính của những tháp nấu bột liên tục là tiết kiệm năng lượng, nước, chiếm ít đất và năng suất lẫn cường độ bột cao.
Phương pháp nấu bột ở Bãi Bằng chỉ dùng xút (soda pulping). Điểm yếu của phương pháp này là tỷ lệ thâu hồi xút, và năng suất lẫn cường độ bột đều thấp. Chỉ cần thêm lưu huỳnh (sulfur) Bãi Bằng sẽ có phương pháp nấu bột sulphate (kraft pulping), một phương pháp phổ biến hiện đại, với tỷ lệ thâu hồi hóa chất nấu bột, và năng suất lẫn cường độ bột tất cả đều cao. Vấn đề mùi hóa chất chứa đựng lưu huỳnh sẽ được giải quyết bằng cách thu hồi tất cả hơi thải rồi đốt ở lò thâu hồi hóa chất nấu bột (cooking chemicals recovery boiler) hoặc ở lò kho vôi khô (lime kiln).
Mặc dầu Bãi Bằng đã có kỹ thuật rửa trắng bằng oxy, và giảm hai giai đoạn rửa trắng hypochloreite xuống một giai đoạn, phương pháp rửa trắng vẫn còn dùng chlore và hypochlorite, những hóa chất chứa đựng độc tố chlore. Để tránh nhiễm độc môi trường nước và không khí, kỹ thuật rửa trắng bột hóa học hiện đại đã loại bỏ hai hóa chất này từ đầu thập niên 1990. Bởi vì Bãi Bằng đã có kỹ thuật rửa trắng bằng oxy, Bãi Bằng nên có công nghệ rửa trắng dùng xú dưỡng khí (ozone). Cả oxy lẫn ozone đều có thể dùng oxy PSA (pressure swing adsorption). Trong trường hợp Bãi Bằng không muốn chọn ozone, Bãi Bằng nên có nồi phản ứng điều chế dioxyde de chlore để đi vào ngành rửa trắng không dùng nguyên tố chlore [elemental chlorine-free (ECF) bleaching]. Đã có bao giờ Bãi Bằng nghiên cứu ảnh hưởng của chlore trong nước thải nhà máy trên chất lượng cũng như sinh học tính của cá và nước ở trong nguồn nước sông nhận nước thải chưa ?. Bãi Bằng có thể bán hai máy điện giải muối sản xuất chlore và xút cho những công ty làm nguyên liệu nhựa polyvinyl chlorure (PVC plastic).
Hai máy giấy của Bãi Bằng chỉ sản xuất được 100.000 tấn giấy/năm. Hai máy này đã hết chiết khấu nên giá thành của giấy sẽ rẻ nhưng thật sự giấy Bãi Bằng vẫn chưa cạnh tranh được với giấy ngoại quốc nhập khẩu. Thiển nghĩ rằng Bãi Bằng nên nhường hai máy giấy này và ba nồi nấu bột cho Việt Trì, tốt nhất là từ hồi 2001, và thay vào đó một (1) máy giấy hiện đại với khổ giấy 7.5-10.0 m và công suất 350.000 - 400.000 tấn/năm. Những máy giấy lớn này có nhiều ưu điểm so với hai máy cũ ở Bãi Bằng : tiết kiệm năng lượng, hiệu suất cao, nhân công ít, chất lượng giấy cao. Trong trường hợp này Bãi Bằng phải có một tháp nấu bột liên tục với một công suất thiết kế đến 400.000 tấn bột/năm.
2. Nhà máy giấy Tân Mai
Bảng 9 cho thấy rằng bột cơ bản của Tân Mai là bột cơ học (mechanical pulp). Bột này chỉ thích hợp cho giấy in báo, giấy tráng láng (coated paper) và giấy cáng láng (supercalendered paper) dùng cho tạp chí và quảng cáo. Điểm yếu của bột cơ học là tiêu thụ nhiều điện lượng và độ trắng bột giấy thấp, không cao hơn 82% ISO. Trong tình trạng thiếu điện liên tục của Việt Nam, khó có thể tưởng tượng được rằng Tân Mai sẽ đủ điện để chạy đúng công suất thiết kế những máy nghiền bột này. Bởi vậy nâng cấp dây chuyền khử mực giấy vụn là phương tiện kinh tế nhất cho Tân Mai để khuếch trương sản xuất nhà máy.
Tân Mai cũng khá nổi tiếng về ô nhiễm sông Đồng Nai bởi vì Tân Mai ít chịu chi tiền để xử lý nước thải. Nhưng nếu Tân Mai đầu tư vào lên men khí methane từ nước thải và bùn bột giấy (sludge) thì Tân Mai sẽ hao tổn ít hơn về phương diện năng lượng.
Tương tự như Bãi Bằng, máy giấy của tập đoàn Tân Mai (hiện tại gồm Tân Mai, Đồng Nai và Bình An) cũ và nhỏ. Ngay cả máy giấy Tân Mai đặt mua ở Gia nã đại và đang được chuyển về Việt Nam cũng chỉ có công suất thiết kế tối đa 150.000 tấn/năm và đời máy cũng đã cũ gần hai mươi năm.
Bởi vì Tân Mai là công ty bán cổ phần của nhà nước nên Tân Mai có trách nhiệm cung cấp giấy in báo cho nhà nước. Đặt giả thuyết rằng Tân Mai sản xuất được 150.000 tấn giấy in báo/năm. Cũng đặt giả thuyết rằng mỗi tờ báo nhà nước gồm tám trang rộng tổng cộng 0.864 mét vuông và định lượng giấy báo là 42 g/m2 thì mỗi tờ báo chiếm mất 36.3 g [(0.54 m×0.4 m)/2 mặt ×8 mặt×42 g/m2]. Như vậy Tân Mai chỉ có thể cung cấp nhà nước được 11.320 tờ báo mỗi ngày (150.000 tấn/năm ÷ 365 ngày/năm ÷ 36.3 g/tờ báo). Số lượng này không đủ cho nhà nước và do đó Việt Nam sẽ vẫn phải nhập khẩu giấy in báo. Nếu Tân Mai có hai máy giấy với công suất 250.000 tấn/năm/máy và có thể sản xuất giấy báo 38 g/m2 thì Tân Mai có thể cung cấp cho nhà nước 41.723 tờ báo mỗi ngày. Nếu hai máy này có khả năng sản xuất giấy copy thì kinh tế của hai máy này lại tăng cao hơn. Với kỹ thuật sản xuất tự động hiện đại, những máy giấy sản lượng lớn này sẽ sản xuất giấy với chất lượng tốt, và tiêu thụ ít năng lượng và nhân công.
Ghi chú kết luận
Trong thập niên 1999 đến 2009 ngành công nghiệp giấy Việt Nam tăng trưởng nhảy vọt kể cả sản xuất và tiêu thụ. Ngoại trừ máy giấy của công ty ngoại quốc, Vina Kraft, có công suất 220.000 tấn/năm, hầu như các máy giấy của công ty quốc doanh và tư nhân trong nước đều cũ và công suất thấp. Bởi vậy số lượng giấy sản xuất không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng trong nước. Điều này sinh ra thâm thủng ngoại thương.
Ngành công nghiệp giấy là một ngành bảo thủ, cần nhiều vốn và tiêu hao nhiều năng lượng. Với kỹ thuật sản xuất giấy hiện đại, chỉ có những máy giấy với năng suất cao hơn 200.000 tấn/năm mới có thể gây ra lợi nhuận cao. Bởi vậy vốn đầu tư ngoại quốc là một điều cần thiết. Và kế hoạch sản xuất của những công ty quốc doanh phải đặt trên cơ sở này để có thể cạnh tranh với giấy nhập khẩu. Nói vậy không có nghĩa là kỹ thuật bảo vệ môi trường mới nhất và có hiệu quả nhất không được ứng dụng trong những cơ sở sản xuất tân tiến này.
Tịnh Tâm
(*) Tác giả Gốc Huế nhưng nay với hộ chiếu ngoại quốc, học vấn cấp Ph.D.,
và gần hai mươi lăm năm làm việc trong ngành giấy
và gần hai mươi lăm năm làm việc trong ngành giấy